Viện CNTT&TT (SoICT) – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có nhiều hoạt động và thành tích ấn tượng trong năm 2020 vừa qua. Không chỉ thu hút sinh viên ngành kỹ thuật trên cả nước theo học, Viện còn có CLB SINNO (SoICT Innovation Club) là sân chơi dành cho những người yêu thích công nghệ giao lưu và phát huy tính sáng tạo.
Sinh viên là thủ lĩnh
ThS. Nguyễn Đức Tiến, giảng viên Viện CNTT&TT cũng là Chủ tịch Câu lạc bộ SINNO của Viện, cho biết: CLB là một sự đầu tư của Viện CNTT&TT với mong muốn thúc đẩy hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, sinh viên chủ động trong phát huy thế mạnh của mình. “Các hoạt động nghiên cứu và học tập của sinh viên đều có giảng viên đứng đầu, nhưng ở CLB này thì chính sinh viên là thủ lĩnh,” thầy Tiến khẳng định.
CLB là nơi giúp sinh viên phát huy tính sáng tạo nhờ có những sản phẩm nghiên cứu mang tính chất lâu dài. Khác với những môn học thực hành trên lớp có mục tiêu cao là trải nghiệm lý thuyết và chỉ kéo dài 15 tuần, những dự án sinh viên nghiên cứu tại CLB kéo dài đến vài năm, cho phép sinh viên trải nghiệm quy trình phát triển sản phẩm như: Viết phần mềm, quy Sinh viên là thủ lĩnh ThS. Nguyễn Đức Tiến, giảng viên Viện CNTT&TT cũng là Chủ tịch Câu lạc bộ SINNO của Viện, cho biết: CLB là một sự đầu tư của Viện CNTT&TT với mong muốn thúc đẩy hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, sinh Trần Trang trình làm việc, cách kết hợp nhóm với nhau. “Ví dụ như sinh viên Viện CNTT&TT kết hợp với sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ để có được sản phẩm chiều theo yêu cầu đặt riêng của khách hàng trên những thị trường khác nhau,” thầy Tiến nói.
Thành viên của CLB SINNO còn được đào tạo toàn diện trong quá trình phát triển sản phẩm. Sinh viên cần “tự làm hướng dẫn cài đặt sản phẩm, lập ra những phương án để đáp ứng câu hỏi của người dùng” chứ không chỉ tập trung ra sản phẩm chứng minh lý thuyết như khi học trên lớp.
Thầy Tiến chia sẻ về một thành tựu đáng nhớ của CLB trong năm 2020 về robot chương trình STEM. CLB nhận bản thiết kế robot từ công ty IBM và thiết kế lại toàn bộ, sản xuất con robot và viết giáo trình đào tạo. Thầy Tiến kể: “SINNO đại diện cho Viện CNTT&TT, công ty IBM và STEM for Vietnam của anh Hùng Trần, CEO của công ty Got It, cùng hợp tác sản xuất ra 63 robot, phân phát đều 63 tỉnh thành của Việt Nam và xây dựng những buổi hội thảo đào tạo cho 63 giáo viên đến từ 63 tỉnh.” Đặc biệt, mỗi robot làm ra đều phải có logo của trường, vậy nên logo của Đại học Bách khoa Hà Nội đã “phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.”
Một thành tích khác của Viện SoICT nói chung và SINNO nói riêng là đội Zootopia đã đoạt giải ba trong kỳ thi Zoohackathon 2020 toàn cầu, dùng công nghệ thông tin để chống buôn bán động vật hoang dã.
Ngoài ra, Viện được Đại sứ quán Mỹ mời tham gia cuộc thi với vai trò Ban tổ chức. Thầy Đức Tiến là một trong những người khắp toàn cầu hỗ trợ Đại sứ quán tổ chức và chấm giải.
Đánh giá cao sinh viên Đại hE1 %3ch khoa Hà Nội, Đại sứ quán Mỹ cam kết: “Tết này sẽ gặp mặt và tận tay trao chứng chỉ cho đội nhận giải” và thông tin giải thưởng sẽ được niêm yết trên website chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ. Tin vui này khiến cho giám đốc công ty IBM không khỏi cảm thán: “Hợp tác thế mới là hợp tác!”
Nơi những tài năng hội tụ
Bùi Ngọc Phương, sinh viên K61 Viện CNTT&TT, thành viên của nhóm Zootopia chia sẻ: “Tôi rất vui và hạnh phúc khi cùng những người bạn tài năng tham gia cuộc thi lớn vậy, tôi tự hào về tất cả.” Phương cho rằng thành quả này một phần nhờ vào may mắn khi tập hợp được đội thi tài năng gồm năm người cùng lớp, đã kinh qua năm năm chiến đấu và vượt qua các bài tập lớn nhỏ. Do đó, “mức độ hòa hợp và thấu hiểu nhau của cả đội là rất cao.”
Đề cập đến khó khăn gặp phải trong quá trình làm bài thi, Phương chỉ nói: “Tổng thời gian chúng tôi hoàn thiện sản phẩm là một ngày rưỡi. Phần khó nhất là luôn phải để ý thời gian nên chúng tôi đã thức khuya, thậm chí không ngủ để làm kịp tiến độ thành phẩm.” Hy sinh của những “chiến binh công nghệ” đã gặt hái được trái ngọt là giải ba cuộc thi Zoohackathon 2020 toàn cầu.
Bên cạnh đó, thành tích cá nhân của thành viên của Zootopia rất ấn tượng với “bằng B2 tiếng Pháp, bằng N3 tiếng Nhật và trình độ tiếng Anh đạt IELTS 8.0.” Phương nhấn mạnh về cách phát triển ngôn ngữ của mình: “Để học ngoại ngữ, quan trọng nhất là vững từ vựng. Học ngoại ngữ không nên học gạo mà phải đặt từ vào ngữ cảnh để hiểu nghĩa của từ.”
Lựa chọn thay đổi hướng đi
Năm vừa qua, sinh viên K61 Viện CNTT&TT đã giành giải cao trong kỳ thi Olympic Tin học sinh viên toàn quốc và Lập trình đồng đội sinh viên quốc tế ICPC (The International Collegiate Programming Contest 2020). Trong vòng loại ICPC khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Bách khoa Hà Nội giành huy chương Vàng và có cơ hội đi thi đấu tại vòng chung kết toàn cầu ICPC World Final 2021 tại Bangladesh.
Nổi bật, trong phần thi cá nhân, Lê Minh Quang – sinh viên lớp kỹ sư tài năng K61 Viện CNTT&TT – đã xuất sắc liên tiếp hai năm giành cúp vàng Siêu Cúp giải Olympic cá nhân. Đây là khối thi chỉ dành cho thí sinh đã có kinh nghiệm thi Olympic, có giải quốc gia hoặc đã từng đạt cúp.
Dưới sự dìu dắt của các thầy cô giáo, tình yêu với Tin học trong Quang cứ lớn dần. Quang đã tham gia cuộc thi Olympic Tin học ngay từ năm nhất Đại học, không ngừng kiên trì và nỗ lực, cậu sinh viên SoICT đã liên tiếp giành cúp về với Đại học Bách khoa Hà Nội.■
Trần Trang