TECHAHOLIC & 48 giờ… sống khác

0
126

Sáng Nguyễn

Ảnh: nhân vật cung cấp

Mới đây, một cuộc thi cờ vây được tổ chức tại Nhật Bản đã chứng kiến một tình huống “dở khóc, dở cười” khi trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, viết tắt là AI) đã giành chiến thắng trước con người khiến những ai chứng kiến không khỏi tâm phục khẩu phục. Đó là lý do vì sao Techaholic – nhóm giành giải Nhì tại cuộc đua sáng tạo công nghệ – Topica AI Edtech Asia Hackathon 2017 lựa chọn là hướng nghiên cứu của mình.

YÊU CÔNG NGHỆ MỘT CÁCH… KHÁC THƯỜNG

Techaholic gồm bốn thành viên: Nguyễn Xuân Bách, Trần Công Khanh, Đỗ Trung Tá, Đỗ Viết Tùng đều là sinh viên K57 chương trình Việt – Nhật, Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Đến với Topi- ca AI Edtech Asia Hackathon 2017 bằng tình yêu với khoa học và khát khao chinh phục những chân trời công nghệ mới, Nguyễn Xuân Bách cho biết: “Techaholic là cách chơi chữ ghép giữa từ technology (công nghệ) và đuôi – holic (nghiện), chỉ những người ham mê công nghệ một cách khác thường”.

Cả 4 thành viên đều là những cá nhân xuất sắc với tình yêu công nghệ thông tin ngay từ khi đặt bút đăng ký thi vào Trường ĐHBK Hà Nội, sau 5 năm gắn bó, tình yêu ấy khiến các chàng trai “càng học lại càng thấy yêu”.

Đỗ Viết Tùng, thành viên của nhóm chia sẻ: “Trí tuệ nhân tạo có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy, do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh vực này. AI đang nổi lên là tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường AI được dự đoán sẽ diễn ra một cuộc đua gay cấn trong thời gian tới. Hiện nay, ngày càng có nhiều hãng công nghệ nổi tiếng với tham vọng tạo ra được những AI, có thể kể đến như: Google, Facebook, IBM, Amazon, Microsoft,… bởi giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết rất nhiều vấn đề mà con người chưa giải quyết được.

Năm 2017 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ của AI khi số lượng máy móc được sử dụng trong thế giới thực ngày càng tăng, khả năng tương tác với con người không còn là một mục tiêu viễn tưởng. Cụ thể như xe tự hành của Telsa và Ford (hai “ông lớn” của ngành công nghiệp ô tô), AI giúp xác định bệnh ung thư,… hay một vài ứng dụng của AI chúng ta đang sử dụng hằng ngày như: tính năng trả lời thông minh (Smart Reply) của Gmail giúp người dùng nhanh chóng trả lời email mà không cần dùng đến bàn phím ảo trên thiết bị di động, hay AutoDraw – công cụ của Google giúp biến một nét vẽ xấu xí thành hình ảnh đẹp hơn… Không đứng ngoài xu thế phát triển của thế giới, một vài năm trở lại đây, giới công nghệ Việt Nam đã bắt đầu triển khai xu hướng này như một hướng đi tất yếu. “Là những sinh viên công nghệ chúng em cũng không thể tự tách mình khỏi cuộc chơi đầy thú vị này”- Tùng tâm sự.

48 GIỜ GAY CẤN

Nguyễn Xuân Bách chia sẻ về cuộc thi: “Khi nhận được thông báo của Ban tổ chức cuộc thi Topica AI Ed-tech Asia Hackathon 2017 với chủ đề “Ứng dụng AI vào giáo dục”, Nhóm đã rất hứng thú. Đây thực sự là một sân chơi đầy thử thách nhưng cũng nhiều thú vị nên cả nhóm đã đăng ký tham gia với ý tưởng đánh giá chất lượng buổi học dựa trên cảm xúc học viên và thật may mắn chúng em đã giành được giải Nhì chung cuộc”.

Bước vào cuộc thi với tâm thế của những “kẻ mới bắt đầu”, Nhóm chưa đặt mục tiêu có giải mà chủ yếu là để thử thách bản thân và áp dụng những kiến thức được học vào một sản phẩm thực tiễn. Ban đầu, các thành viên trong Nhóm đưa ra một số đề tài có thể triển khai, trong đó ý tưởng về việc xây dựng một ứng dụng trên nền tảng AI để nhận diện cảm xúc được đề cập ngay từ đầu bởi trong vài năm qua, nhiều công ty lớn như Unile- ver hay Coca-Cola đã dùng những phân tích cảm xúc để hiểu khách hàng tốt hơn, nhận biết khách hàng hài lòng hay không hài lòng với dịch vụ, để từ đó có điều chỉnh cách tiếp thị và quảng cáo. Có khoảng chục công ty đang ứng dụng kiểu dịch vụ như vậy. Phần mềm nhận diện cảm xúc có thể cài trong máy tính, trong xe hơi (để cảnh báo khi nào tài xế bị phân tâm), điện thoại thông minh… nên cơ sở để phát triển là rất lớn. Đây là một ý tưởng không mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam lại khá mới mẻ còn nhiều đất để “dụng võ”, kết hợp với việc hầu hết các thành viên trong Nhóm đã có kinh nghiệm về xử lý hình ảnh nên thuận lợi hơn khá nhiều khi bắt tay vào triển khai.

Mặc dù đã tham gia một số cuộc thi nhưng đây là lần đầu tiên cả nhóm tham gia một cuộc thi có tính chất khắc nghiệt như Hackathon. 48 giờ tham gia cuộc thi là 48 giờ dài như 48… năm. Thực sự quá căng thẳng.

Khi vừa bắt đầu vào cuộc thi, ngay từ bước đầu tiên là cài đặt môi trường, mạng… Nhóm đã gặp trục trặc dẫn đến trong khoảng 6 tiếng đầu. Trong khi các nhóm khác đã xong phần nền tảng thì Nhóm vẫn… dậm chân tại chỗ. Cộng thêm áp lực vì thời gian diễn ra dài nên việc “chi” thời gian để… ngủ là khá quan trọng. Cả nhóm đã sắp xếp thời gian để tất cả các thành viên luôn luôn ở trong tình trạng tỉnh táo tuyệt đối để làm việc. Một trở ngại nữa là nếu chỉ dựa vào những kiến thức công nghệ thì chưa đủ khách quan và cơ sở khoa học để thuyết phục Ban giám khảo cũng như người sử dụng nên Nhóm đã phải nghiên cứu thêm những kiến thức về tâm lý cũng như liên hệ giữa cảm xúc của học viên với chất lượng một buổi học. Đã có những băn khoăn, đã có những nản lòng nhưng rất may nhờ có sự hỗ trợ của Ban tổ chức và các huấn luyện viên dạn dày kinh nghiệm nên Techaholic mới có thể tiếp tục đến cùng. Thực sự, quãng thời gian 48 giờ là 48 giờ cả nhóm “sống khác”

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here