Sinh viên và lãnh đạo nhà trường cùng đối thoại

0
320

Chương trình “Đối thoại giữa sinh viên và lãnh đạo nhà trường” diễn ra vào cuối tháng 12/2020. Đây là sự kiện thường niên được Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức nhằm trao đổi các vấn đề sinh viên quan tâm và vướng mắc. Đồng thời, qua đó cũng rèn luyện tinh thần xây dựng, phản biện của mỗi sinh viên.

Lê Ngọc Hải. Ảnh: Duy Thành

Nhiều vấn đề đã được giải quyết Theo khảo sát của Ban tổ chức chương trình, nhiều vấn đề nêu tại Đối thoại các năm trước đã được xử lý kịp thời. Những thay đổi về mọi mặt của Bách khoa Hà Nội được sinh viên nêu lên thông qua khảo sát này. Về cơ sở vật chất, hệ thống wifi đã được cải thiện đáng kể và nhận được phản hồi tích cực từ sinh viên. Nhiều khu vực giảng đường đã được lắp trụ nước, sinh viên Bách khoa có thể sử dụng nước lọc tinh khiết mà không cần trả phí. Để tiếp thu ý kiến kịp thời, Phòng Cơ sở vật chất đã xây dựng kênh thông tin trên Yammer để sinh viên phản ánh nhanh chóng.

Quy chế điểm rèn luyện cũng là vấn đề nóng được đưa ra tại buổi Đối thoại năm 2019. Năm học mới 2020 – 2021, quy chế chấm điểm đã được điều chỉnh phù hợp, app chấm điểm rèn luyện cũng thay đổi giao diện để thân thiện với sinh viên. Tình trạng sập trang web khi đăng ký học được cải thiện đáng kể.

Để có được những thay đổi đó, theo Ban Tổ chức, cần phải đến từ cả hai phía: Sinh viên mạnh dạn nêu vấn đề cần giải quyết và đưa sáng kiến, ý tưởng; lãnh đạo Nhà trường lắng nghe, tìm phương án giải quyết phù hợp.

“Sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia đánh giá và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường”, sinh viên Trần Anh Dũng, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường phát biểu tại buổi Đối thoại.

Dũng cũng bày tỏ sự tin tưởng chính sự tương tác cởi mở, thân tình giữa thầy và trò sẽ là yếu tố quan trọng để xây dựng mái trường Bách khoa Hà Nội ngày càng phát triển.

Đối thoại vẫn giữ được sức nóng

Sinh viên mạnh dạn đưa ra câu hỏi tại Đối thoại .

Đã bước sang năm thứ 5, nhưng Đối thoại vẫn luôn giàu sức hút với sinh viên. Hội trường C2 với sức chứa 1.000 chỗ đều chật kín. Trên mạng xã hội, buổi phát trực tiếp sự kiện cũng thu hút hơn 30.000 lượt xem.

Trước khi chương trình diễn ra, khoảng 2.000 câu hỏi ở mỗi chủ đề đã được gửi tới Ban Tổ chức qua hình thức điền biểu mẫu trực tuyến. Trong khi buổi Đối thoại diễn ra, sinh viên sôi nổi giơ tay nêu ý kiến và bình luận tại livestream.

Lý giải sức hút này, Ban Tổ chức cho biết sinh viên có thể trực tiếp nêu lên ý kiến của mình, theo dõi các vấn đề được các bạn quan tâm. Đồng thời, các băn khoăn, thắc mắc nêu ra tại buổi Đối thoại cũng được lãnh đạo Nhà trường tận tình giải đáp.

Năm nay, cách thức tổ chức Đối thoại có sự đổi mới. Ngoài việc đối thoại trực tiếp với các thầy trong Ban Giám hiệu, sinh viên cũng có thể gửi câu hỏi tới đại diện các Phòng, Ban gắn bó chặt chẽ với sih viên.

Đ%1i diện củacác PhB2ng/ Ban bao gồm: Phòng Đào tạo, Phòng Công tác Sinh viên, Phòng An ninh, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Y tế, Thư viện Tạ Quang Bửu, và Trung tâm Phục vụ Bách khoa.

Cách thức tổ chức sáng tạo này đã mang lại hiệu quả. Những câu trả lời từ Giám đốc Trung tâm Quản lý Ký túc xá hay Giám đốc Trung tâm phục vụ Bách khoa có thể đi vào chi tiết vấn đề, từ đó tìm giải pháp để tháo gỡ. Điều đó thể hiện mong muốn của lãnh đạo Bách khoa Hà Nội phản hồi ý kiến của sinh viên nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Trong 4 tiếng trao đổi, sinh viên và lãnh đạo Bách khoa Hà Nội tập trung vào các nhóm vấn đề bao gồm: Chất lượng đào tạo; hoạt động nghiên cứu sáng tạo; cơ sở vật chất, hoạt động ngoại khóa; tư vấn và giải quyết chế độ chính sách, học bổng, học phí; phong trào Đoàn, Hội; và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sinh viên khác.

3 vấn đề “nóng” được PGS. Huỳnh Quyết Thắng tổng kết là dịch vụ trông xe; trang thiết bị phục vụ học tập; và hoạt động rèn luyện thể thao. Các vấn đề này sẽ được Nhà trường quan tâm và tập trung giải quyết trong năm 2021.

“Hi vọng năm 2021 khi chúng ta gặp lại nhau, chúng ta có thể tự hào nói rằng năm 2021 sẽ tốt hơn năm 2020”, Hiệu trưởng PGS. Huỳnh Quyết Thắng chia sẻ tại buổi Đối thoại.

“Tinh thần đối thoại” cần được duy trì

Trước khi Đối thoại diễn ra, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên đã tiếp thu ý kiến trong khoảng một tháng. Nhưng Đối thoại sẽ không chỉ dừng lại là một ngày trong năm, hay một tháng trước chương trình, mà “tinh thần đối thoại” cần được duy trì xuyên suốt.

Những vấn đề cũ được giải quyết, nhưng trong quá trình phát triển, sẽ có những vấn đề mới phát sinh. Vì vậy luôn cần các ý kiến chân thành, những phản biện mang tính xây dựng từ mỗi sinh viên. “Chúng ta cùng nhau chia sẻ để giải quyết các vấn đề phát sinh”, thầy Thắng kỳ vọng.

Thầy Hiệu trưởng mong muốn sinh viên đẩy mạnh sử dụng tài khoản cá nhân được cấp, dùng hệ thống Yamer để gửi các ý kiến, thắc mắc.

“Lãnh đạo Nhà trường đang rất cố gắng để cùng với các Phòng/Ban, Khoa/Viện để giúp sinh viên có thể học tập tốt”, thầy Huỳnh Quyết Thắng khẳng định. ■

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here