Những “chiến sĩ nhà Máu” ĐH Bách khoa Hà Nội 

0
1218
Niềm vui sau khi tình nguyện hiến máu cứu người của các sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội

Đại dịch Covid-19 không chỉ chiến đấu để phòng tránh, chữa khỏi các ca dương tính, mà còn một cuộc chiến khác, lặng lẽ hơn nhưng cũng hết sức thiêng liêng, cao đẹp: Cuộc chiến để mang lại từng đơn vị máu cho bệnh nhân. Dù không học trực tiếp tại trường, nhưng nhiều sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã lựa chọn ở lại Hà Nội, tích cực tham gia hoạt động trực tại các điểm hiến máu như tại Nhà thi đấu Bách khoa (diễn ra từ 28/3 đến 15/4) hay 26 Lương Ngọc Quyến (điểm hiến máu cố định)   

“Trực chiến” tại thủ đô  

Những ngày sau Tết là những ngày rất khó khăn với công tác vận động hiến máu. Ngô Văn Hiển – sinh viên năm hai Viện Toán ứng dụng & Tin học, đội trưởng Đội máu Bách khoa – cho biết: “Do dịch bệnh nên hầu hết các chương trình hiến máu đều bị hủy; mặt khác đa phần sinh viên về quê nên lượng máu đã ít lại càng trở nên khan hiếm. Vận động hiến máu ở thời điểm dịch bệnh khó hơn nhiều lần so với thời điểm trước dịchKhi trước Tết, đôi khi 1 bịch máu còn phải chia đôi để truyền cầm hơi cho người bệnh, trong đợt dịch vừa rồi có khi bệnh nhân phải chờ 2 tuần, có khi 1 tháng mới được truyền máu.”  

Trước tình hình đó, Đội máu Bách khoa đã lan tỏa thông tin về các điểm hiến máu tới xã hội. Các tình nguyện viên (TNV) cũng tích cực tham gia tuyên truyền trên các kênh mạng xã hội, vận động bạn bè và người thân  tham gia hiến máulan toả thông tin rộng rãi đến với cộng đồng.  

Sinh viên Ngô Văn Hiển cho biết: “Do dịch bệnh nên đa phần sinh viên di chuyển về quêhơn nữa nhiều người có tâm lý sợ bị lây bệnh nên rất e ngại đi hiến máu, chúng em đều phải cố hết sức vừa lan tỏa thông tin vận động hiến máu vừa giải thích để mọi người tin tưởng vào các phương án đảm bảo an toàn của viện Huyết học cũng như của Hội Máu.”  

Kể từ sau Tết đến nay, Hoàng Trung Đức – sinh viên năm nhất Viện Cơ khí Động lực , thành viên của Đội máu Bách khoa không về quê mà lựa chọn ở lại để hỗ trợ công tác hiến máuTròn 2 tháng, ngày nào nam sinh này cũng có mặt tại các điểm hiến máu tham gia tổ chức, hỗ trợ các hoạt động hiến máu diễn ra an toàn.  

Khi được hỏi động lực nào đã thôi thúc Đức ở lại trực điểm suốt 2 tháng, cậu cho biết: “Khi lựa chọn ở lại để hỗ trợ công tác hiến máu, nguồn động lực lớn nhất đã thôi thúc tôi là những bệnh nhân cần những chế phẩm máu. Chính những lúc ấy, người bệnh cần đến chúng tôi nhất, dù chỉ một đơn vị máu thôi cũng rất đáng trân trọngTôi luôn có một mong muốn làm thế nào để các điểm hiến máu phát triển hơn, làm sao để mọi người có thể tình nguyện tham gia hiến máu nhiều hơn, để không có những câu chuyện đau lòng xảy đến với bệnh nhân thiếu máu.  

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội tích cực tham gia các khâu trong chiến dịch hiến máu tình nguyện

Hậu phương vững chắc  

Để những “chiến sĩ nhà Máu” như Đức yên tâm “trực chiến” trong giai đoạn đầy khó khăn ấy, phải kể đến nguồn động lực to lớn đến từ “hậu phương”  

“Bố mẹ tôi luôn ủng hộ những quyết định của tôi, dù có lo lắng và thỉnh thoảng muốn tôi về khi đợt dịch bùng mạnh. Nhưng cuối cùng bố mẹ vẫn ủng hộ quyết định của con trai, nhắc nhở tôi nhớ chú ý sức khỏe. Thỉnh thoảng ở trên này nỗi nhớ nhà cũng ùa về nhưng rồi lại nhanh chóng tan biến, thay vào đó là một tinh thần quyết tâm hơn. Gia đình là những người tiếp thêm sức mạnh để tôi có thể tham gia hết mình, làm việc có ích cho cộng đồng.” – Đức chia sẻ.  

Động lực để Trung Đức bước tiếp còn đến từ những người đồng đội. Dù có tham gia trực tiếp công tác hiến máu hay không nhưng họ là những chiến binh thầm lặng, họ tham gia tuyên truyền, trả lời từng tin nhắn để mang đến từng đơn vị máuCó những người đồng đội kề vai sát cánh, cùng nhau chiến đấu trong thời gian khó sẽ là một kỷ niệm đẹp với Trung Đức và bè bạn.  

Và sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến những TNV tham gia hiến máu tình nguyện. Trong lúc gian khó, tinh thần yêu thương, san sẻ lại càng trở nên đáng quý và sáng ngời.  

Trong thời gian dịch bùng phát mạnh, cũng có không ít các sinh viên Bách khoa ở trọ cũng như ở KTX còn ở lại trên Hà Nội đến tham gia hiến máu. Đây là một hành động rất thiết thực giúp cứu sống được rất nhiều người bệnh trong mùa dịch.  

 Phạm Ngọc Anh, sinh viên năm ba Viện Ngoại ngữ đã tham gia hiến máu 10 lần, nhưng với Ngọc Anh, lần hiến máu khi đang cách ly xã hội là một kỷ niệm đặc biệt: “Ra đường thời điểm dịch bệnh tôi cũng có đôi chút lo lắng nhưng vì những người bệnh đang cần máu thì vẫn quyết tâm đi. Tuy nhiên các điểm hiến máu đều thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội nên số lượng người hiến máu không bị quá đông, các khâu chuẩn bị như sát khuẩn tay, đo thân nhiệt đều rất nghiêm túc, hiệu quả. Bản thân mình vừa là một người hiến máu, đã từng là một TNV nhà Máu nên hơn ai hết mình hiểu được tình trạng khan hiếm máu, đặc biệt trong mùa dịch, lực lượng người hiến máu đông đảo là các bạn sinh viên đều về quê nên tình trạng khan hiếm máu càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng.”  

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020, số lượng bệnh nhân nhập viện tại tất cả các bệnh viện để khám chữa bệnh đang tăng lên hàng ngày. Trái ngược với đó là thông tin các lịch hiến máu đã được lên kế hoạch liên tiếp được báo hoãn do lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19.  

Từ ra Tết đến cuối tháng 4/2020, cơn khủng hoảng máu liên tiếp xảy ra 3 lần, Viện huyết học & Truyền máu Trung ương đã trải qua nỗi lo thiếu máu suốt gần 3 tháng.   

Nhờ sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng trong hơn một tháng qua, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã vượt qua được sự khan hiếm máu, người bệnh cần máu ở nhiều địa phương đã được truyền máu kịp thời. Hiện tại, lượng máu dự trữ của Viện ở tất cả các nhóm máu khá ổn định, đáp ứng được nhu cầu cấp cứu và điều trị.  

Thông tin từ Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương

 

 Lê Ngọc Hải

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here