Sáng Nguyễn

Ảnh: sưu tầm

Bước vào những năm tháng cuối của bậc trung học phổ thông, ngoài áp lực học tập và thi cử, học sinh còn phải đối mặt với một vấn đề khác quan trọng hơn nữa là chọn lựa cho mình con đường nghề nghiệp phù hợp với năng lực, chọn ngành học đang “hot” hay chọn ước mơ và đam mê cá nhân. Đây có lẽ là câu hỏi khiến các bạn đau đầu nhiều nhất mỗi mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng đến gần.

Những “công thức” sai lầm

Theo Trung tâm Dự báo nguồn lực TP. Hồ Chí Minh, trong khi hàng loạt ngành nghề đang “khát” nhân lực, nhiều cuộc khảo sát cho thấy, có đến 60% sinh viên chọn sai ngành. Trong đó, chỉ có 5% sinh viên có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề, chỉ lựa chọn theo cảm tính.

Một trong những “công thức” chọn nhầm ngành, nhầm trường thường thấy ở sinh viên chính là chọn theo ước mơ. Nhiều bạn trẻ có mơ ước thành phi công, tiếp viên hàng không nhưng không tìm hiểu những đòi hỏi khắt khe của nghề và khả năng đáp ứng của bản thân. Một bộ phận không nhỏ bạn trẻ “sa đà” vào lựa chọn các ngành mới – “thời thượng”, nghề mới – “hot”, cơ hội vàng, bạn bè ưu tiên chọn… nhưng lại mù mờ thông tin về nhu cầu nhân lực và cơ hội phát triển của ngành trong vài năm tới – thời điểm tốt nghiệp để chính thức bước chân vào thị trường lao động.

Mặt khác, nhiều quan điểm “khá đâu, học đó” cũng khiến nhiều sinh viên bị lầm tưởng giỏi toán chắc chắn giỏi kinh tế hoặc khá văn sẽ phù hợp với báo chí. Công thức sai lầm này khiến nhiều sinh viên lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc cho sự nghiệp học hành khi chợt nhận ra mình không yêu thích ngành nghề đã chọn, “thiếu lửa” ngay từ trên ghế giảng đường đại học.

Chọn “bệ phóng” có dễ?

Khi đã chọn được ngành nghề phù hợp, việc tìm kiếm môi trường đào tạo uy tín – “bệ phóng” tốt cho sự nghiệp tương lai cũng là vấn đề được nhiều.

Chọn nghề phù hợp với bản thân phụ huynh học sinh quan tâm, lo lắng. Xu hướng ưu tiên lựa chọn khối các trường công lập bắt đầu giảm trong những năm gần đây bởi sự lên ngôi của khối trường ĐH ngoài công lập. Nội dung giảng dạy chú trọng tính cân bằng giữa học và hành, thường xuyên tổ chức các chương trình tập sự và đào tạo kỹ năng mềm thiết thực; cùng với đội ngũ giảng viên kinh ng- hiệm thực tiễn phong phú và cơ sở vật chất hiện đại… là những ưu điểm mà các trường ĐH ngoài công lập đã làm tốt trong thời gian qua nên ngày càng “cho ra đời” các lớp sinh viên chất lượng được đảm bảo việc làm với mức lương tương xứng năng lực.

Hiện nay, trong cùng một chuyên ngành có rất nhiều trường đại học cùng đào tạo. Vậy chọn “bệ phóng” nào cho hành trình tương lai của mình là câu hỏi khiến không ít các sĩ tử đau đầu trước mỗi mùa thi.

thChọn trường không nhất thiết phải là trường danh tiếng, mà điều cần quan tâm hơn là trường đó có ngành mình muốn theo học và chất lượng đào tạo của ngôi trường đó. Một yếu tố nữa là phải “vừa sức” với khả năng của bản thân. Nhiều bạn đã chọn được ngành mình yêu thích nhưng lại chọn trường vượt quá sức nên thất bại.

Vì chọn trường không phù hợp, chọn ngành nghề không đúng với khả năng của bản thân dẫn tới thực trạng không ít sinh viên bỏ học giữa chừng để chuyển đổi sang một ngành học, trường học khác hoặc ra trường làm trái ngành, trái nghề. Theo một nghiên cứu của Viện Tâm lý học Việt Nam, có tới 58,7% các em học sinh phổ thông chọn nghề do sở thích cá nhân/sở thích cha mẹ mà không hề tính tới sự phù hợp năng lực cũng như nhu cầu nghề của xã hội. Điều đó dẫn tới những con số “báo động” về tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên ra trường là 63%, còn tỉ lệ cử nhân làm trái ngành lên tới 70,8%.

Vậy… chọn trường hay chọn ngành học?

Bản chất của việc chọn trường hay chọn ngành học là giải quyết được vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp. Thực tế đã cho thấy, để giải bài toán này thì việc quan trọng hàng đầu là bản thân người học phải có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, xác định được ngành nghề theo đúng sở trường và nguyện vọng của bản thân rồi mới chọn trường phù hợp với khả năng của mình. Định hướng được nghề nghiệp là việc ưu tiên hàng đầu trong lựa chọn ngành và trường học.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, không còn quan ngại nhiều về vấn đề trường công hay tư, miễn là trường có thể đáp ứng được nhu cầu của người học, có đủ cơ sở vật chất đảm bảo cho việc rèn luyện, học tập và hoàn thiện bản thân. Trong thời đại internet, việc tiếp cận và theo dõi thông tin về các trường, các ngành cũng trở nên dễ dàng hơn bởi thông tin được update liên tục trên các trang thông tin điện tử hay chính website của các trường đại học, cao đẳng.

Bên cạnh việc chọn ngành học nên xác định thêm mong muốn của bản thân về nơi làm việc, nơi mình muốn gắn bó và phát triển trong tương lai để xác định môi trường học tập phù hợp thông qua việc tìm hiểu thông tin về dự báo nhu cầu nhân lực, về lĩnh vực trọng điểm của địa phương.

 

Chọn nghề phù hợp với bản thân

Lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân quan trọng, vì đó là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của bạn trong tương lai. Đó cũng chính là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của cả học sinh và lẫn các bậc phụ huynh mỗi mùa thi đến. Để biết mình phù hợp với ngành nghề nào, các bạn dựa theo các bước sau: Dựa vào sở thích: Vì nếu không thực sự yêu thích bạn sẽ mất thời gian thi lại, học lại do không phù hợp với bản thân. Dựa vào năng lực: Là khả năng bạn có thể theo học và làm được nghề. Học sinh có thể đánh giá năng lực của bản thân qua kết quả học tập trong 3 năm THPT. Ngoài ra, cần phải lưu ý về ngành học cần kỹ năng gì và mình có đáp ứng được hay không. Dựa vào hoàn cảnh gia đình: Ngày nay, chi phí cho việc học đại học không hề nhỏ. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí phải lưu ý trước tiên vì nó sẽ giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp Dựa vào nhu cầu xã hội: Việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here