Vào một buổi chiều nắng đông hanh vàng, được hỏi về cuộc thi Olympic Tiếng Anh toàn quốc, 5 bạn trẻ không hẹn mà cùng cười rạng rỡ với đôi mắt lấp lánh ánh lên vẻ kiêu hãnh. Đó là 5 thành viên của CARAP – Đội thi đầu tiên đại diện Viện Ngoại ngữ, Đại học Bách khoa Hà Nội – giành giải nhất cuộc thi Olympic Tiếng Anh toàn quốc.
“Bách khoa Hà Nội mà cũng có Ngôn ngữ Anh cơ à?”
CARAP gồm 5 thành viên: Trần Thị Nga, Trần Đình Hoàng Anh, Hồ Vũ Long, Trương Thu Hiền và Nguyễn Ngọc Phương đều là sinh viên Viện Ngoại ngữ. Về tên nhóm, Nga giải thích CARAP là viết tắt của Creative (sáng tạo), Adaptive (thích nghi), Responsible (trách nhiệm), Autonomous (tự chủ) và Proactive (chủ động). Đây là những đặc điểm mà các bạn sinh viên ngôn ngữ thời 4.0 nên có để thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội.
Trong vòng thi Chung kết toàn miền Bắc, câu nói tưởng chừng như vô tình – “Đại học Bách khoa Hà Nội mà cũng có ngành Ngôn ngữ Anh cơ à?” đã làm cháy lên ngọn lửa “chiến đấu” trong lòng tất cả thành viên CARAP. Bất chấp khó khăn, cả nhóm quyết tâm chiến thắng để truyền tải thông điệp rằng “Ngoại ngữ của Đại học Bách khoa Hà Nội không phải tầm thường”.
Xuất phát điểm là một trường kỹ thuật lâu đời với 65 năm thành lập và phát triển, khi nhắc đến Đại học Bách khoa Hà Nội người ta ít biết ngôn ngữ Anh cũng là một ngành đặc thù của trường – dạy, học tiếng Anh chú trọng về kĩ thuật, sinh viên viện Ngoại ngữ tại Bách Khoa cũng sẽ học về Điện – Điện tử, Môi trường, Công nghệ thông tin…
Hoàng Anh – thành viên CARAP bày tỏ: “Mình thấy sinh viên Viện mình (Viện Ngoại ngữ) rất năng động và tài năng, khả năng ngôn ngữ của các bạn không thua kém bất cứ sinh viên trường Ngoại ngữ nào nhưng các bạn lại thiếu những cơ hội thể hiện để khẳng định vị thế của bản thân và ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học Bách khoa Hà Nội”. Vì lẽ đó, 5 thành viên đều mong muốn chiến thắng của CARAP là minh chứng sáng nhất cho câu nói “Hãy đến Đại học Bách khoa Hà Nội học Ngôn ngữ Anh”.
Lời hồi đáp xứng đáng cho tình bạn, tình thầy trò
Trong CARAP, người đặc biệt hơn cả đội trưởng là Vũ Long – cậu sinh viên góp mặt trong cả 2 cuộc thi Olympic Tiếng Anh năm 2019 và 2020. Đã từng đi thi nhưng không đạt giải nên khi mới bắt đầu tham gia CARAP, Long sợ thất bại sẽ lặp lại. Long dường như đánh mất niềm tin vào bản thân mình. Tuy vậy nỗi sợ không kéo dài lâu khi Long nhận được sự động viên từ chính cácthầy cô dạy mình.
Không chỉ Long, tất cả thành viên CARAP luônCược các th%E y, cô cổ vũ, tiếp sức. Phương nhớ lại kỉ niệm, “Có những hôm chúng mình ở lại tập muộn, trời tối om mà vẫn thấy các cô để điện sáng ở lại cùng mình. Cả nhóm còn chạy ra dọa ma cô. Những lần như vậy mình thấy các cô rất gần gũi và chúng mình cũng bớt căng thẳng hơn rất nhiều”.
Ngoài tinh thần, thầy cô còn là chỗ dựa vững chắc về chuyên môn. Nga nhớ lại những buổi tập trước khi đi thi với nụ cười luôn thường trực trên môi và ánh mắt biết ơn. Những buổi trưa, buổi chiều thầy cô tranh thủ từng giờ nghỉ giữa các tiết học để luyện tập tranh biện – phần thi nhiều điểm nhất – cùng cả nhóm. Những lập luận tưởng chừng đã chặt chẽ nhưng bằng chuyên môn, kinh nghiệm của mình, thầy cô luôn tìm được kẽ hở, sự mập mờ giữa các luận điểm. Nỗ lực của thầy và trò đã được đền đáp xứng đáp khi CARAP giành được giải Nhất cuộc thi Olympic Tiếng Anh Toàn quốc với số điểm 792/1000.
Để làm chỗ dựa vững chắc về tiếng Anh cho sinh viên, giảng viên Viện Ngoại ngữ luôn chủ động trong việc nâng cao chuyên môn. Theo trang thông tin Viện Ngoại ngữ, 2 dự án hợp tác giữa các trường đại học và Tái hiện sáng chế buồng khử khuẩn toàn thân di động của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trên sân khấu, CARAP là đội duy nhất sáng tác và trình bày cải lương bằng tiếng Anh, tự thu âm bài hát tiếng Anh để biểu diễn. “Sinh viên tại 1 trường kĩ thuật như Đại học Bách khoa Hà Nội không hề khô khan như các bạn nghĩ”. Đó là thông điệp mà CARAP đã lồng ghép khéo léo vào bài thi đạt giải Nhất của mình. hợp tác quốc tế lớn lần lượt được triển khai là Catalyst – Nâng cao chất lượng giảng dạy và Project B-Learning – Cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Pháp theo hình thức hỗn hợp đang được triển khai cho giảng viên toàn Viện.
Cùng thầy cô, bạn bè là người giúp CARAP cảm thấy không đơn độc khi tham gia cuộc thi. Nga bày tỏ sự xúc động với những người bạn đã kề vai sát cánh trong lúc khó khăn. “Chỉ còn 1-2 hôm nữa là thi, mà CARAP chưa chuẩn bị xong dụng cụ, nhảy cũng chưa đều, mấy đứa lo lắm. May các em với các bạn động viên là chúng mình chỉ cần làm tốt nhiệm vụ đi thi thôi còn lại đã có các bạn ấy lo. Không cần ai giục, các bạn tự bảo nhau làm giúp dụng cụ diễn. Trong phòng cả nhóm tập nói thì bên ngoài các bạn tập nhảy với nhau”.
Bước lên sân khấu, dưới ánh đèn sáng rực và hàng trăm đôi mắt dõi theo, cả 5 thành viên đều thấy lo lắng. Thấy sắc đỏ Đại học Bách khoa Hà Nội rợp cả khán đài, các bạn xếp hàng ngay ngắn hô to tên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khiến cả 5 trái tim cùng sục sôi ý chí chiến đấu. Sắc đỏ ấy như một điểm tựa tinh thần, là ngôi nhà thân thương đang mở rộng cửa chào đón CARAP quay về.■
Mỹ Hạnh